Danh nhân Luật - Rousseau

Jean-Jacques Rousseau – Wikipedia tiếng Việt

Jean-Jacques Rousseau

Quốc tịch: Pháp

Ngày sinh: 28/6/1712

Ngày mất: 02/7/1778

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại

Người có công đề xuất Khế ước xã hội.

Là nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng của Pháp, có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp

1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc.

Tác phẩm tiêu biểu: Khế ước xã hội (1762).

Tiểu sử

  • Rousseau sinh ra ở Geneve, lúc đó là một thành phố kiêm quốc gia là một thành phần của Liên minh Tin lành trong liên bang Thụy Sĩ. Kể từ năm 1536, Geneva đã là quốc gia Huguenot là cội nguồn của thần học Calvin. Năm thế hệ trước của Rousseau là ông cố Didier, một người bán sách có thể đã xuất bản các tác phẩm Kháng cách, để tránh bị Công giáo Pháp truy tố, đã chạy trốn tới Geneve vào năm 1549, tại đó ông đã trở thành một thương gia buôn rượu vang.
  • Năm 1754, Rousseau quay về Geneva bắt đầu cho ra đời tác phẩm “Đối thoại về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng của con ngườinăm 1755. Do viết nhiều tiểu thuyết đả kích tôn giáo, ông buộc phải rời sang Bern Mộtiers (Thụy Sĩ), nơi ông viết Đề án Hiến pháp cho đảo Corse” tiếp tục phải tị nạn với nhà triết học David Hume tại Anh Quốc. Ông về Pháp năm 1767 cưới Thérèse năm 1768, đến 1770 ông trở về thủ đô Paris. Ông tiếp tục viết nhưng các tác phẩm chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời xuất huyết não vào ngày 2 tháng 7 năm 1778.
  • Khế ước xã hội” là tác phẩm phác họa trật tự chính trị hợp lý của ông. Xuất bản năm 1762, tác phẩm đã có nhiều ảnh hưởng tới triết học phương Tây. Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn tại, bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau, loài người cũng phụ thuộc vào nhau.

Câu nói nổi bật: “Every man having been born free and master of himself, no one else may under any pretext whatever subject him without his consent.”

Nguồn: Sưu tầm