Danh nhân Luật - Lê Thánh Tông

Kể Về Vua Lê Thánh Tông - Việt Nam Overnight

Lê Thánh Tông

Quốc tịch: Việt Nam

Ngày sinh: 25/8/1442

Ngày mất: 03/03/1497 

Thành tựu nổi bật/ Đóng góp nhân loại: Là người đề xuất tư tưởng pháp lý trong xây dựng Bộ Luật Hồng Đức.

Tiểu sử

  • Thánh Tông tự là Tư Thành có tên Huý là Hạo, con trai út của Thái Tông bà Ngô  Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.
  • Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt.
    • Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Thánh Tông.
  • Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.
  • Bộ Đại việt sử toàn thư do sử quan Ngô Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Thánh Tông.
  • Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.
  • Năm 1497, Thánh Tông mất, ở ngôi 37 năm, thọ 56 tuổi, an táng ở Chiêu Lăng.

Câu nói nổi bật: “Pháp luật là phép công của nhà nước, mọi người đều phải tuân theo.”

Nguồn: Sưu tầm